Tầm quan trọng của Upsell trong việc bán hàng

Up-selling là kỹ thuật bán hàng quan trọng đối với cả các phương thức bán hàng truyền thống hay bán hàng online hiện đại. Tất nhiên, kỹ thuật bán hàng nào cũng có một mục đích tối thượng là để tăng doanh thu, tuy nhiên với up-selling, bạn còn có thể đạt được những lợi ích to lớn khác.

Vai trò của upsell trong việc bán hàng

Đặc điểm của upsell chính là giá thành cho “phiên bản cao cấp” của sản phẩm phải chênh lệch không quá nhiều so với sản phẩm trước đó. Việc này giúp kích thích và thúc đẩy người dùng nâng cấp hoặc lựa chọn sản phẩm sau so với sản phẩm trước.

1. Cải thiện trải nghiệm người dùng

Trải nghiệm người dùng là một yếu tố quan trọng, thậm chí là sống còn đối với một số mặt hàng, thương hiệu nhất định. Khách hàng sẽ dễ có khả năng quay lại mua hàng hơn nếu có họ được những trải nghiệm tuyệt vời nhất đối với doanh nghiệp của bạn.

Cải thiện trải nghiệm người dùng

Đôi khi, họ còn có thể giúp bạn lan tỏa thương hiệu, lôi kéo thêm nhiều người dùng khác nữa. Và up-selling là một trong những phương pháp cải thiện trải nghiệm người dùng một cách rõ rệt nhất. Bởi vì khi upsell, người dùng được nâng cấp lên một phiên bản cao cấp hơn, hoàn thiện hơn, và hấp dẫn hơn của sản phẩm. Họ được trải nghiệm những tính năng thú vị hơn, những khả năng mà trước kia không có được.

Những đoạn quảng cáo 30s không thể skip phiền phức sẽ không còn nữa, cái sticker ngôi sao lấp lánh giờ đây đã có thể dùng được, hay dung lượng lớn hơn đã đủ để cài đặt con game yêu thích… Những trải nghiệm tuyệt vời này dễ dàng cảm nhận được hơn nữa khi người dùng đã chuyển lên premium sau khi đã từng dùng qua phiên bản “thấp cấp”. Nếu sở hữu thẳng sản phẩm cao cấp đôi khi người dùng không thể trải qua được cảm giác đó, và vì vậy, up-selling trong một số trường hợp có một vai trò cực kỳ quan trọng.

2. Tạo mối quan hệ gắn bó

Up-selling giúp bạn tạo ra một sợi dây liên kết bền chặt với khách hàng. Việc trải nghiệm người dùng được cải thiện thông qua việc nâng cấp phiên bản giúp họ có nhiều thiện cảm với thương hiệu.

Người dùng up-selling ít có xu hướng bỏ đi hơn những người dùng khác thay vào đó, họ chờ đợi để xem phiên bản premium có gì. Họ sẽ nhận thấy được sự cải tiến, cầu thị của bạn, cũng như mong muốn đem lại một sự phục vụ tốt hơn dành cho khách hàng. Từ đó, họ dễ dàng trở thành một phần trong cộng đồng những khách hàng thân thiết của thương hiệu bạn.

Upsell giúp bạn tạo ra một sợi dây liên kết bền chặt với khách hàng

3. Tạo sự linh hoạt

Một yếu tố nữa cũng ảnh hưởng không nhỏ đến trải nghiệm tổng thể của khách hàng chính là sự linh hoạt. Với up-selling, bạn sẽ phải bán những phiên bản khác nhau của một sản phẩm, như ví dụ các dung lượng khác nhau của một chiếc smartphone.

Còn nếu bạn là một doanh nghiệp SaaS (Software as a Service), bạn cần phải chia nhỏ ứng dụng thành các phiên bản khác nhau có giới hạn tính năng. Tất cả những điều trên tạo ra một sự linh hoạt hữu ích dành cho người tiêu dùng, giúp họ có được vô số các lựa chọn khi đi mua hàng. Nó giúp bạn tiếp cận được với những khách hàng không có ngân sách phóng khoáng, giúp họ có được cơ hội trải nghiệm sản phẩm.

Khi điều kiện cho phép trong tương lai, những khách hàng này hoàn toàn có thể quay lại mua sản phẩm premium hoặc nâng cấp gói dịch vụ của họ lên. Một số người dùng khác chủ động chọn một phiên bản cơ bản của sản phẩm để trải nghiệm trước và nâng cấp lên sau một khoảng thời gian sử dụng ưng ý. Sự linh hoạt tối đa từ up-selling cho người tiêu dùng cảm giác tự do, chủ động trong việc đưa ra quyết định mua hàng, từ đó cũng chiếm nhiều thiện cảm hơn trong lòng của họ.

4. Chọn lọc đối tượng tiềm năng

Sẵn sàng nâng cấp sản phẩm lên phiên bản cao cấp hơn

Một vai trò quan trọng khác của upsell đối với doanh nghiệp chính là chắt lọc những đối tượng mục tiêu từ các tệp khách hàng của mình. Những khách hàng thông thường chỉ muốn trải nghiệm sản phẩm trong thời gian dùng thử hoặc các phiên bản miễn phí, giá thành thấp.

Trong khi đó, những khách hàng tiềm năng sẽ là những người sẵn sàng nâng cấp sản phẩm lên phiên bản cao cấp hơn, đắt tiền hơn. Bằng cách up-selling, bạn có thể vừa đáp ứng nhiều loại khách hàng khác nhau, vừa chọn lọc ra được đâu là đối tượng tiềm năng của mình. Từ đó, bạn có thể đưa ra những chính sách, cách tiếp cận đặc biệt (ưu đãi độc quyền, trao đổi trực tiếp,…) để tập trung phục vụ những khách hàng tiềm năng này.

Nguồn Mona

Những khóa học tại First & One giúp bạn marketing hiệu quả:

Ưu đãi học phí, áp dụng tới hết 31/12/2022.

  • Ưu đãi 50% học phí dành cho Sinh viên/Mới tốt nghiệp các trường Đại học, Cao Đẳng, THCN.
  • Ưu đãi 30% học phí cho học viên đăng ký theo nhóm từ 3 người trở lên.
  • Ưu đãi 40% học phí cho công ty đăng ký cho nhân viên học tập từ 5 người trở lên

Chia sẻ ngay

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Ưu điểm và nhược điểm của blog marketing là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của Blog Marketing
Blog marketing – một hình thức quảng bá sản phẩm trên nền tảng online hiệu...
Tính năng bảo mật dữ liệu người dùng của Apple
Cập nhật ngay xu hướng Content Marketing sẽ bùng nổ trong năm 2023
Content Marketing được tạo ra với mục đích thu hút đúng đối tượng độc giả mục tiêu...
Amazon thường xuyên đăng tải những nội dung liên quan đến nhân viên trên toàn thế giới
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu trên LinkedIn từ 3 doanh nghiệp lớn nhất
LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp với hơn 660 triệu người dùng trên toàn thế...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x