Những bài học Marketing giá trị từ doanh nghiệp đi trước

Năm này qua năm khác, rất nhiều các công ty đã gặp phải những vấn đề rắc rối khác nhau sau khi tiến hành những hoạt động marketing đã được chuẩn bị kỹ của mình.

Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng có thể tự rút ra được bài học kinh nghiệm từ những thất bại ấy. Làm thế nào để doanh nghiệp học Marketing thành công từ những người đi trước,“đứng lên vững vàng sau khi ngã” để có một sự trở dậy ngoạn mục trong chiến dịch của mình? Những kinh nghiệm sau đây sẽ mang lại cho người làm kinh doanh cái nhìn tổng quát hơn về quy trình xúc tiến một kế hoạch Marketing hoàn chỉnh.

Kế hoạch mang tầm nhìn bao quát

Nếu là doanh nhân, bạn không cần thảo tỷ mỉ các biểu đồ hoặc thuê các nhà tư vấn với giá cao để phát triển marketing hiệu quả, nhưng bạn cần một kế hoạch. Một kế hoạch marketing cho bạn một bản đồ dẫn đường, qua đó bạn có thể dễ dàng điều khiển mọi hoạt động công ty. Việc lên kế hoạch bao hàm cả việc dự trù, tính toán và bao quát toàn bộ công việc và tình huống có thể xảy ra. Nó có thể giúp bạn nhận diện được những khách hàng; đánh giá được các dữ liệu của công ty; theo dõi các kết quả, qua đó bạn biết được công việc đã, đang và sẽ tiến hành ra sao. Nhưng đôi khi nhà quản lý thực hiện chưa thật đầy đủ mà vẫn cho rằng nó ổn thỏa. Nó sẽ dẫn tới những sai lầm tưởng chừng rất nhỏ như không có ai thuộc bộ phận tài chính, nhân sự tham gia đánh giá và góp ý vào dự trù chi phí, nguồn lực; hay bỏ qua những nhân viên giỏi nhưng có mối quan hệ không tốt với bạn. Nhân lực, chi phí bất ổn hay thiếu sự tham gia của những người thích hợp vào quá trình ra quyết định, tình hình sẽ rẽ sang hướng khác.

Đó là bài học Marketing đắt giá cho những doanh nghiệp bước đầu xây dựng chiến lược lâu dài. Những nhân vật quan trọng đóng vai trò quyết định không nắm được tình hình, và khi đó các biện pháp phi thực tế sẽ được áp dụng, và những vấn đề “sai lầm” sẽ được triển khai. Hãy chắc chắn rằng bất kỳ bộ phận từ lớn đến bé trong công ty bạn nắm được tình hình và kế hoạch chung của dự án, từ đó tìm kiếm đơn vị kinh doanh phù hợp trong công ty cùng tham gia trong quá trình Marketing.

Xem xét kỹ lưỡng tính khả thi của các ý tưởng mới

Làm Marketing đòi hỏi doanh nghiệp phải liên tục đưa ra thật nhiều ý tưởng. Thực tế cho thấy, đa số mọi người được khuyến khích sáng tạo những ý tưởng mới góp phần tạo ra đột phá cho các chiến lược. Tuy nhiên, không phải ý tưởng mới nào cũng phù hợp với hiện trạng sức khỏe của doanh nghiệp cũng như có nhiều cơ hội phát triển và sinh lời trên thị trường.

Ý tưởng tốt, bạn sẽ thành công và ngược lại. Khi ý tưởng không phù hợp, chiến lược đề ra sẽ bị chống đối, bị quần chúng phản đốn, tẩy chay, bị phá hoại và hoàn toàn không thể thực hiện, dẫn đến những tổn thất không hề nhỏ cho doanh nghiệp về tài chính, nhân sự lẫn uy tín công ty. Và thay vì xúc tiến và phát triển vấn đề như mong đợi, nó còn sản sinh thêm nhiều vấn đề rắc rối khác. Do đó, hãy kiểm tra kỹ tính khả thi trước khi tiến hành thực hiện, học Marketing thông qua những ý tưởng thực tế và sáng tạo sẽ giúp xác định rõ những rào cản trước mắt cũng như tìm ra hướng đi đúng đắn cho chiến dịch trong tương lai.

Giải quyết triệt để mâu thuẫn giữa nhà quản lý và nhân viên

Những bài học Marketing giá trị không chỉ được đúc kết từ thị trường mà còn phải được vận hành sáng suốt trong nội bộ công ty. Mối quan hệ giữa sếp và nhân viên trong các doanh nghiệp vẫn thường được ví như một cuộc hôn nhân không hạnh phúc. Việc xảy ra mâu thuẫn về quyền lợi, trách nhiệm giữa hai phía dường như là điều tất yếu, luôn luôn xảy ra trong công ty. Không phải kế hoạch hay chiến lược nào cũng đạt được sự đồng thuận giữa cả người thiết lập và người thực hiện, đôi khi chính khoảng cách quá lớn giữa hai cấp lại là nguyên nhân dẫn tới thất bại.

Nhiều nhà quản trị cấp cao có cái nhìn quá bao quát về dự án, họ chú trọng tiến hành những phương án vĩ mô, trong khi các nhân viên mới là những người trực tiếp triển khai và thực hiện dự án. Họ nhìn thấy nhiều hơn những lỗ hổng thực tế của chiến dịch nhưng lại thiếu sự truyền đạt hiệu quả đến cấp trên của mình vì nhiều lý do khác nhau. Nếu mâu thuẫn này càng lớn và không được giải quyết, thì kế hoạch chắc chắn gặp vấn đề. Nhà quản trị sẽ không bao giờ hài lòng với những điều đang diễn ra, trong khi nhân viên thì chỉ đóng góp có hạn để thực hiện chiến lược. Lời khuyên ở đây là hãy thiết lập một hệ thống tương tác có hiệu quả giữa các cấp trong doanh nghiệp, xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, phản hồi nhanh chóng các thắc mắc của nhân viên để có được cái nhìn chính xác nhất ở mọi khía cạnh công việc.

Thực hiện và triển khai một chiến lược hoàn toàn mới chưa bao giờ là dễ dàng, do vậy việc học hỏi kinh nghiệm Marketing từ những người đi trước là vô cùng cần thiết cho bất kỳ doanh nghiệp nào khao khát thành công trong tương lai.

Nguồn: TBKD

Chia sẻ ngay

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Ưu điểm và nhược điểm của blog marketing là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của Blog Marketing
Blog marketing – một hình thức quảng bá sản phẩm trên nền tảng online hiệu...
Tính năng bảo mật dữ liệu người dùng của Apple
Cập nhật ngay xu hướng Content Marketing sẽ bùng nổ trong năm 2023
Content Marketing được tạo ra với mục đích thu hút đúng đối tượng độc giả mục tiêu...
Amazon thường xuyên đăng tải những nội dung liên quan đến nhân viên trên toàn thế giới
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu trên LinkedIn từ 3 doanh nghiệp lớn nhất
LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp với hơn 660 triệu người dùng trên toàn thế...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x