Thế nào là điểm chạm trong trải nghiệm khách hàng?

Điểm chạm khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng trong hành trình trải nghiệm mua hàng. Phần lớn, mọi người chỉ chăm chăm vào việc xây dựng nên những trải nghiệm khách hàng sao cho thật nhiều, thật tốt. Nhưng lại quên đi mất rằng, nếu trong đó không chứa những điểm chạm giá trị thì mọi thứ đều trở nên vô nghĩa.

Xác định và xây dựng hiệu quả các điểm chạm sẽ dễ dàng mang đến một bức tranh tổng thể giúp dễ dàng thấu hiểu, tiếp cận khách hàng hơn rất nhiều. Đồng thời, nhờ vậy mà doanh nghiệp – người bán hàng có thể nắm bắt nhiều cách chinh phục các đối tượng khách hàng tiềm năng của mình. Cùng tìm hiểu về điểm chạn khách hàng và các điểm chạm trong trải nghiệm khách hàng qua bài viết dưới đây

Điểm chạm khách hàng là gì?

Trong tiếng Anh, điểm chạm khách hàng được gọi là Customer Touch Point và được sử dụng rất nhiều trong hoạt động tiếp thị, kinh doanh. Điểm chạm khách hàng hay điểm chạm trong hành trình trải nghiệm khách hàng, được hiểu là những tương tác, tiếp xúc được diễn ra giữa người bán và người mua. Những điều này sẽ được diễn ra ở nhiều nơi, nhiều thời điểm khác nhau cả trực tuyến lẫn ngoại tuyến. 

Điểm chạm khách hàng

Vì vậy, các thương hiệu hiện nay thường có xu hướng chung là tận dụng tối đa mọi “vị trí” mà khách hàng ghé qua, quan tâm đến để gia tăng số lượng các điểm chạm. Tất nhiên, chúng đều được xây dựng để hướng đến mục tiêu chung là gia tăng sự hài lòng của khách hàng và tỷ lệ chuyển đổi. Điểm chạm ở đây có thể là thông điệp, nội dung, hình ảnh hay một hoạt động cụ thể nào đó. Chúng được xây dựng rất đa dạng để khách hàng có thể nhận diện, ấn tượng với sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp.

Căn cứ vào các điểm chạm khách hàng này, doanh nghiệp sẽ thực hiện các hành động cụ thể để tác động đến tâm lý, quyết định mua sắm của người tiêu dùng. Đương nhiên, chúng không phải ngẫu nhiên được tạo ra mà sẽ được thiết lập thông qua những chiến lược marketing tổng thể. Trong đó, chúng được coi là yếu tố vô cùng quan trọng khi ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình trải nghiệm, mua sắm của khách hàng. 

Tầm quan trọng của điểm chạm khách hàng

Điểm chạm khách hàng luôn được ví là tài sản quý giá của mọi doanh nghiệp. Nó là một phương pháp rất hữu ích để doanh nghiệp tiến hành xây dựng hành trình trải nghiệm, thấu hiểu hơn về các đối tượng mục tiêu của mình. Như đã nói, nếu các điểm chạm không được xây dựng một cách hiệu quả hoặc không có thì mọi công sức doanh nghiệp bỏ ra để tạo trải nghiệm cho khách hàng đều vô nghĩa. Thông qua các điểm chạm được đặt ở bất kỳ đâu, bất kỳ lúc nào sẽ giúp người bán hàng nắm bắt tâm lý, hành vi mua sắm của khách hàng một cách chính xác.

Tầm quan trọng của điểm chạm khách hàng

Để từ đó, tiếp tục tạo nên những trải nghiệm tối ưu tiếp theo mang giá trị chuyển đổi lớn. Vì vậy, việc tạo ra điểm chạm còn hướng đến một mục tiêu lớn hơn là nâng cao trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Sự quan trọng của nó sẽ được thể hiện rõ ràng hơn trong các khía cạnh dưới đây:

•    Thiết lập nên những trải nghiệm tốt, thú vị và tác động vào cảm xúc của người mua.
•    Là nhân tố quan trọng trong việc hoạch định chiến lược marketing.
•    Xác định đúng điểm chạm, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được chi phí tiếp thị.
•    Tăng cơ hội tiếp cận và thuyết phục khách hàng.
•    Các điểm chạm ấn tượng sẽ khiến khách hàng nhớ lâu hơn về thương hiệu và điều này sẽ quyết định đến lòng trung thành.

Các điểm chạm trong trải nghiệm khách hàng

Dựa theo hành trình trải nghiệm khách hàng được chia thành 3 giai đoạn chính: Trước – Trong – Sau mua, thì các điểm chạm cũng sẽ được phân loại thành các nhóm lớn như vậy. Trên thực tế, trong cả 3 giai đoạn này sẽ nảy sinh ra rất nhiều điểm chạm khách hàng và phụ thuộc trực tiếp vào chiến lược marketing của từng doanh nghiệp. Vì vậy, sẽ không có một khuôn mẫu chung nhất định khi xác định và xây dựng các điểm chạm trong trải nghiệm khách hàng. Mỗi một đơn vị sẽ tiến hành dựa vào mục tiêu mong muốn cụ thể của mình là gì.

Tuy nhiên, vẫn sẽ có những điểm chạm khách hàng được thiết lập trong hành trình trải nghiệm mà thường xuyên chúng ta sẽ bắt gặp hơn cả. Chúng đều là những điểm chạm có lực thúc đẩy lớn, “chạm” đúng cảm xúc, tâm lý của người mua.

Các điểm chạm trong trải nghiệm khách hàng

Các điểm chạm khách hàng trước khi mua sắm:

•    Truyền thông trên mạng xã hội
•    Quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng
•    Lời truyền miệng
•    Tổ chức hội thảo, sự kiện
•    Xếp hạng và đánh giá
•    PR, truyền thông

Các điểm chạm khách hàng trong khi mua sắm:

•    Sàn thương mại điện tử
•    Văn phòng, cửa hàng kinh doanh
•    Khuyến mãi
•    Đội ngũ nhân viên bán hàng
•    Dịch vụ chăm sóc khách hàng
•    Danh mục sản phẩm

Các điểm chạm khách hàng sau khi mua sắm:

•    Thanh toán
•    Email tiếp thị
•    Email giao dịch
•    Thư cảm ơn
•    Trung tâm hỗ trợ trực tuyến
•    Nhóm dịch vụ và hỗ trợ sau mua

Ngoài ra, còn một cách phân loại điểm chạm khách hàng khác vẫn thường được áp dụng trong việc quản lý với 4 nhóm là:

•    Điểm chạm do doanh nghiệp tạo ra
•    Điểm chạm nội tại
•    Điểm chạm ngoài mong đợi
•    Điểm chạm do khách hàng tạo ra

Các bước xác định điểm chạm

Các bước xác định điểm chạm

Xác định điểm chạm chính là bước đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải thực hiện khi xây dựng hành trình trải nghiệm khách hàng. Và đương nhiên, nó cũng là yếu tố đảm bảo rằng khách hàng sẽ hài lòng trong mọi trải nghiệm. Dựa vào các điểm chạm mà khách hàng sẽ từng bước, từng bước hình thành nên những suy nghĩ, đánh giá và tình cảm đối với sản phẩm, dịch vụ và thương hiệu của doanh nghiệp. 

Việc xác định điểm chạm khách hàng thực tế không quá khó và chỉ cần bạn thực hiện theo đúng các bước như sau:

•    Bước 1: Tạo ra danh sách về tất cả các địa điểm và thời gian mà khách hàng sẽ tiếp xúc, tương tác.
•    Bước 2: Đưa ra các điểm tiếp xúc lý tưởng phân thành các nhóm.
•    Bước 3: Đặt mình vào vị trí của khách hàng để tìm kiếm các điểm chạm còn thiếu.
•    Bước 4: Nhận định các điểm chạm lý tưởng cho hành trình trải nghiệm khách hàng.

Hãy nhớ, việc xác định điểm chạm sẽ đi theo một danh sách cụ thể và không phải lúc nào “kích thước” danh sách cũng sẽ được giữ nguyên, phù hợp với tất cả. Kèm theo đỏi, mỗi điểm tiếp xúc sẽ có rất nhiều thành phần, yếu tố cơ bản khác nhau và điều này sẽ quyết định đến điểm chạm của khách hàng.

Ngoài ra, có một vấn đề mà bạn cần phải lưu ý khi xây dựng điểm chạm khách hàng tối đó là tầm quan trọng của yếu tố không gian. Đây sẽ là yếu tố tác động trực tiếp đến giác quan, cảm nhận của khách hàng về điểm chạm mà bạn đã thiết lập. Ví dụ như không gian tại các cửa hàng, một không gian bày trí ấn tượng, sạch sẽ chắc chắn bao giờ cũng “ghi điểm” hơn trong mắt khách hàng.

Nguồn Openend

Những khóa học tại First & One giúp bạn marketing hiệu quả:

Ưu đãi học phí, áp dụng tới hết 31/12/2022.

  • Ưu đãi 50% học phí dành cho Sinh viên/Mới tốt nghiệp các trường Đại học, Cao Đẳng, THCN.
  • Ưu đãi 30% học phí cho học viên đăng ký theo nhóm từ 3 người trở lên.
  • Ưu đãi 40% học phí cho công ty đăng ký cho nhân viên học tập từ 5 người trở lên

Chia sẻ ngay

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Ưu điểm và nhược điểm của blog marketing là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của Blog Marketing
Blog marketing – một hình thức quảng bá sản phẩm trên nền tảng online hiệu...
Tính năng bảo mật dữ liệu người dùng của Apple
Cập nhật ngay xu hướng Content Marketing sẽ bùng nổ trong năm 2023
Content Marketing được tạo ra với mục đích thu hút đúng đối tượng độc giả mục tiêu...
Amazon thường xuyên đăng tải những nội dung liên quan đến nhân viên trên toàn thế giới
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu trên LinkedIn từ 3 doanh nghiệp lớn nhất
LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp với hơn 660 triệu người dùng trên toàn thế...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x