Phân tích mô hình 3C trong Marketing

Mô hình 3C là một mô hình marketing, đưa ra những góc nhìn chiến lược về các yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của doanh nghiệp. Trong bài viết hôm nay, cùng chúng tôi tìm hiểu về khái niệm và phân tích mô hình 3C trong marketing.

Mô hình 3C là gì?

Mô hình 3C là mô hình được phát triển nhằm đánh giá mức độ thành công của thị trường dựa vào góc nhìn của những yếu tố liên quan. Mô hình này được phát triển bởi nhà hoạch định chiến lược nổi tiếng Kenichi Ohmae.

Ngày nay, người tiêu dùng ngày càng trở nên khó tính hơn trong việc tiêu thụ sản phẩm. Vậy nên, để thu hút người tiêu dùng bạn cần phải nổi bật hơn tất cả các nhà cung cấp khác.

Việc hiểu rõ mô hình 3C sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn toàn cảnh. Từ đó, doanh nghiệp biết đâu là điểm mạnh của mình và hiểu nhu cầu khách hàng như thế nào để phát triển và mở rộng.

Phân tích mô hình 3C

Phân tích mô hình 3C

Mô hình 3C trong Marketing gồm có 3 yếu tố chính: Khách hàng (Customers), Đối thủ cạnh tranh (Competitors), Doanh nghiệp (Corporation).

1. Customer – Khách hàng

Chữ C đầu tiên trong mô hình là khách hàng. Theo các chuyên gia, khách hàng là yếu tố nền tảng quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Vậy nên, ở mỗi hoạt động, mọi chính sách của doanh nghiệp đều phải hướng đến lợi ích khách hàng nhận được chứ không phải lợi ích cho cổ đông.

Một doanh nghiệp luôn hướng đến sự hài lòng từ khách hàng thì chắc chắn sẽ thành công lâu dài, bền vững hơn một công ty chỉ tập trung vào lợi ích của cổ đông.

Việc thực hiện phân khúc thị trường dựa vào mức độ phủ sóng, mục tiêu thị trường, hay việc tái phân khúc thị trường sẽ giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận chân dung khách hàng hơn, từ đó có thể đảm bảo sự hài lòng cho khách hàng.

Việc thực hiện phân khúc thị trường dựa vào mức độ phủ sóng, mục tiêu thị trường

Việc nghiên cứu, phân tích chân dung khách hàng là công việc vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Không chỉ dừng lại ở việc phân tích nhu cầu về sản phẩm, dịch vụ mà những nhà Marketing còn phải quan tâm đến các yếu tố như văn hóa, thói quen, lối sống, nghề nghiệp, hành vi tiêu dùng, thu nhập,…để có một cái nhìn rõ nét nhất về khách hàng.

Kết quả nghiên cứu càng chính xác và rõ nét insight khách hàng thì khả năng thành công của doanh nghiệp đó sẽ càng cao. Dù sản phẩm đó được cải, thêm tính năng hay tấn công sang một thị trường khác.

2. Competitor – Đối thủ cạnh tranh

Khi kinh doanh bất kỳ một sản phẩm/dịch vụ nào, dù không muốn nhưng đối thủ cạnh tranh vẫn rất nhiều bên ngoài thị trường và luôn muốn lôi kéo khách hàng của bạn hàng ngày. Thậm chí, một nhà hàng kinh doanh ăn uống họ không chỉ cạnh tranh với các nhà hàng khác mà đối thủ cạnh tranh của họ có cả các quán đồ ăn nhanh, siêu thị,…

Mô hình 3C trong Marketing sẽ giúp các doanh nghiệp nhận ra được đâu là đối thủ cạnh tranh tiềm tàng và đâu là đối thủ cạnh tranh trực tiếp.

3. Corporation – Doanh nghiệp 

Doanh nghiệp cần phải hiểu rõ được mình là ai, vị thế trên thị trường như thế nào

Đây chính là chữ C thứ 3 trong mô hình 3C. Để có thể thỏa mãn được nhu cầu của khách hàng, hay đối đầu được với đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp cần phải hiểu rõ được mình là ai, vị thế trên thị trường như thế nào, những cơ hội – thách thức nào doanh nghiệp đang đối mặt, hay điểm mạnh – điểm yếu hiện tại ra sao.

Chắc chắn rằng, doanh nghiệp luôn cần tập trung vào phát triển điểm mạnh của mình nhưng cũng cần liên hệ chặt chẽ đến 2 chữ C còn lại. Để dễ hiểu hơn, bạn có thể hiểu như sau – Thế mạnh của doanh nghiệp cần phải đem lại lợi ích, giá trị cho người tiêu dùng nhưng cũng phải giúp doanh nghiệp có thể khác biệt và đủ để cạnh tranh với đối thủ, trở thành lựa chọn hàng đầu của khách hàng và xây dựng được lòng trung thành của khách hàng.

Nguồn Mona

Những khóa học tại First & One giúp bạn marketing hiệu quả:

Ưu đãi học phí, áp dụng tới hết 31/12/2022.

  • Ưu đãi 50% học phí dành cho Sinh viên/Mới tốt nghiệp các trường Đại học, Cao Đẳng, THCN.
  • Ưu đãi 30% học phí cho học viên đăng ký theo nhóm từ 3 người trở lên.
  • Ưu đãi 40% học phí cho công ty đăng ký cho nhân viên học tập từ 5 người trở lên

Chia sẻ ngay

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Ưu điểm và nhược điểm của blog marketing là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của Blog Marketing
Blog marketing – một hình thức quảng bá sản phẩm trên nền tảng online hiệu...
Tính năng bảo mật dữ liệu người dùng của Apple
Cập nhật ngay xu hướng Content Marketing sẽ bùng nổ trong năm 2023
Content Marketing được tạo ra với mục đích thu hút đúng đối tượng độc giả mục tiêu...
Amazon thường xuyên đăng tải những nội dung liên quan đến nhân viên trên toàn thế giới
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu trên LinkedIn từ 3 doanh nghiệp lớn nhất
LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp với hơn 660 triệu người dùng trên toàn thế...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x