Là một phần không thể thiếu trong chiến lược xây dựng thương hiệu doanh nghiệp, USP được coi là yếu tố quan trọng tạo ra nhiều sự khác biệt và ấn tượng đối với khách hàng. Vậy USP là gì, các cách xác định USP như thế nào để tối đa hóa doanh thu, hãy cùng theo chân chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây nhé.
USP là gì?
Trong kinh doanh, thuật ngữ USP được viết tắt từ cụm từ Unique Selling Point, dịch theo nghĩa tiếng Việt là “điểm bán hàng độc đáo”. Đây là một trong những yếu tố giúp doanh nghiệp phân biệt hàng hóa và sản phẩm của mình với các đối thủ cạnh tranh về các mặt như: chi phí, chất lượng dịch vụ, sản phẩm… để chứng minh vị trí độc nhất của mình trên thị trường.
USP tốt là một USP chất lượng, ấn tượng và mang cho khách hàng cũng như doanh nghiệp nhiều lợi ích. USP được thể hiện nhiều nhất ở hai phương diện là slogan và mục đích mà doanh nghiệp hướng tới, USP được như một khẩu hiệu đặc biệt để doanh nghiệp có thể truyền tải những thông điệp truyền thông đến với khách hàng một cách đầy đủ và rõ ràng nhất.
USP có vai trò gì đối với hoạt động kinh doanh?
Sau đây la vai trò quan trọng của USP đối với các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mà bạn nên biết.
- Unique Selling Point là công cụ hiệu quả giúp doanh nghiệp có thể tập chung và định hình vào các mục tiêu Marketing, thiết lập thành công thương hiệu và sản phẩm của mình.
- Unique Selling Point mang lại nhiều lợi ích độc đáo cho người tiêu dùng thường khi sử dụng sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp, đồng thời chứng minh được sản phẩm, dịch vụ của bạn là sản phẩm có một không hai trên thị trường.
- Unique Selling Point giúp các chiến lược kinh doanh, xây dựng thương hiệu doanh nghiệp trở nên độc đáo hơn và mang lại ấn tượng tích cực cho người tiêu dùng.
Vai trò của USP trong các thông điệp truyền thông của mỗi thương hiệu là điều không thể phủ nhận, bởi đây là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng chiến lược gây ấn tượng với khách hàng, để khách hàng có thể biết được bạn là ai, vị thế của bạn trên thị trường như thế nào và tăng độ phủ thương hiệu ra sao. Đây chính là một trong những bước đầu tiên để các doanh nghiệp có thể tạo ra sự khác biệt của mình so với các đối thủ khác.
Các cách xác định USP để tối đa hóa doanh thu
Nắm được thuật ngữ USP là gì, cách xác định được chúng cũng là một điều không hề đơn giản. Dưới đây là 3 cách xác định USP dễ dàng để giúp các doanh nghiệp tối đa hóa doanh thu mà bạn có thể áp dụng.
Nắm rõ hành vi mua hàng của khách
Biết được khách hàng cần gì, mong muốn, nhu cầu như thế nào để có thể làm thỏa mãn nhu cầu của họ thì việc tiếp cận đến insight khách hàng càng trở nên đơn giản.
Đặt mình vào vị trí của khách hàng
Đặt mình vào vị trí của một khách hàng và sử dụng chính sản phẩm của mình. Nếu như bản thân mình hài lòng thì chắc chắn khách hàng cũng vậy và ngược lại. Không nên đưa giá cả vào để làm USP, thay vào đó hãy làm thỏa mãn nhu cầu khách hàng là điều kiện để khách hàng quay lại với bạn vào các lần tiếp theo.
Ví dụ: Khi khách hàng đến cửa hàng của bạn muốn gọi trà sữa và đồ ăn. Ngoài việc cung cấp sản phẩm cho khách hàng thì bạn cần chú ý đến sự tiện nghi, cách phục vụ, không gian hoặc là các ưu đãi… càng có sự khác biệt thì doanh nghiệp của bạn càng gây được sự ấn tượng đối với khách hàng.
Việc đặt mình vào vị trí của khách hàng hay cá nhân hóa trải nghiệm của khách hàng sẽ giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn về mong muốn, nhu cầu của khách hàng từ đó có các phương án triển khai dịch vụ khách hàng tối ưu.
Xác định lý do khách hàng chọn mình thay vì đối thủ
Không có có bất cứ ai có thể cho bạn những đánh giá hữu ích nhất về chất lượng, dịch vụ hay những yếu tố khiến khách hàng quyết định dùng sản phẩm của bạn ngoài những khách hàng đã từng sử dụng. Hãy nhờ chính khách hàng đã sử dụng sản phẩm của mình chia sẻ và đánh giá một cách chính xác và cụ thể về chất lượng sản phẩm, độ phù hợp, dịch vụ,… Mức độ trung thực của khách hàng sẽ là cơ sở để bạn cải thiện dịch vụ của mình trở nên tốt hơn.
Một số Case study USP nổi bật của các thương hiệu
Sau đây là một số Case Study về USP nổi bật nhất mà các thương hiệu lớn đã thực hiện mà mọi người có thể tham khảo để hiểu rõ hơn về thuật ngữ này:
M&M’s
M&M’s sử dụng Case study UPS “Sô cô la sữa tan chảy trong miệng bạn, không phải trong tay bạn”. Với cách sử dụng sáng tạo M & M đã dùng vỏ kẹo để giữ cho phần chocolate bên trong không bị chảy ra và làm bẩn tay khách hàng. Đây là một trong những lợi ích mang đến cho khách hàng nhiều thiết thực và sự tiện nghi.
De Beers
“Kim cương là mãi mãi” là thông điệp mà De Beers muốn gửi đến cho khách hàng. Nó thể hiện giá trị bền vững của tình yêu, hôn nhân sẽ bất diệt và trường tồn theo năm tháng. Điều này đã đưa thương hiệu De Beers đến với mọi người một cách rộng rãi và nguồn doanh thu khổng lồ với các sản phẩm của mình.
Domino’s Pizza
Khẩu hiệu “Bạn nhận được bánh Pizza nóng giao tận nơi trong 30 phút hoặc ít hơn, nếu không, bạn sẽ nhận nó miễn phí” là slogan được Domino’s Pizza sử dụng gửi đến khách hàng về USP tuyệt vời nhất của nhãn hàng này.
Case study USP này đã giúp hãng Pizza này trở nên nổi tiếng tiếng được đông đảo khách hàng lựa chọn sử dụng. Tuy nhiên, sau một loạt các sự cố về tai nạn giao thông khi giao hàng, Domino’s đã không còn sử dụng phương pháp USP này nữa.
Hy vọng những thông tin mà chúng tôi mang đến sẽ giúp bạn hiểu hơn về USP là gì cũng như các cách xác định USP sẽ giúp bạn tối ưu hóa hiệu quả truyền thông và phủ rộng thương hiệu của mình trên thị trường đem lại hiệu quả cao trong kinh doanh.
Nguồn Bizfly
Những khóa học tại First & One giúp bạn marketing hiệu quả:
Ưu đãi học phí, áp dụng tới hết 31/12/2022.
- Ưu đãi 50% học phí dành cho Sinh viên/Mới tốt nghiệp các trường Đại học, Cao Đẳng, THCN.
- Ưu đãi 30% học phí cho học viên đăng ký theo nhóm từ 3 người trở lên.
- Ưu đãi 40% học phí cho công ty đăng ký cho nhân viên học tập từ 5 người trở lên.