Sáng tạo nội dung là điều không thể thiếu trong content marketing

Content marketing cần thay đổi để hiệu quả hơn, và giải pháp đưa ra chính là tầm nhìn của doanh nghiệp hay đặc điểm bán hàng độc nhất (USP – Unique Selling Point). Tại sao thương hiệu cần có USP? Vì USP là điểm mấu chốt kết nối và là tiện ích để hỗ trợ nhu cầu của khách hàng, là thứ khách hàng sẽ tìm kiếm và nghiên cứu, và là dịch vụ giúp thương hiệu nổi bật hơn so với đối thủ cũng như giúp mở rộng mục tiêu kinh doanh.

1. Cách thức tạo lập tầm nhìn mới

Tầm nhìn của doanh nghiệp cần hỗ trợ cho chiến lược content marketing của công ty, giúp khách hàng hiểu rõ hơn về doanh nghiệp của bạn. Hãy tập hợp các phòng ban và chức năng nội bộ hiện tại. Và việc cần thiết chính là sáng tạo nội dung có sự đống góp từ bên ngoài doanh nghiệp.

Bạn cần đặt ra câu hỏi để hiểu rõ hơn về các bộ phận nội bộ trong doanh nghiệp:Họ đang cố gắng làm điều gì? Yêu cầu của họ về nội dung đang sản xuất là gì? Vấn đề mấu chốt họ đang cố gắng giải quyết là gì? Việc này sẽ giúp bạn xác địch được mục tiêu của doanh nghiệp và vai trò của nội dung trong việc xây dựng tầm nhìn tổng quát. Từ đó sẽ giúp bạn định nghĩ bản thân tốt hơn với vai trò doanh nghiệp.

Ví dụ, bạn đang cân nhắc một phương pháp marketing với mục tiêu là gia tăng khách hàng theo dõi, hoặc phát triển khách hàng tiềm năng hoặc có được nhiều khách hàng hơn? Hay đơn giản chỉ nâng cao ý thức thương hiệu cho khách hàng?

Điều mà content marketing đang thiếu chính là thiếu chiến lược hoặc không có khuôn khổ để kết nối các mục tiêu của doanh nghiệp tới phương pháp content marketing.

Một ví dụ điển hình của thương hiệu toàn cầu xã định vị thương hiệu rất tốt xoay quanh một câu chuyện thu hút khách hàng theo dõi là công ty thẻ tín dụng AMEX và chiến dịch online Open Forum của họ.

Đây là công cụ được sáng tạo bởi AMEX kết nối các doanh nghiệp nhỏ lại gần nhau và thảo luận về những khó khăn và thử thách mà họ đang gặp phải khi kinh doanh.

AMEX không “bán hàng” trên Open Forum, mà đó là nơi trả lời cho những câu hỏi đang gây nhức nhối của các doanh nghiệp start-up. Trang web của họ bao gồm 5 mục chính liên quan đến khách hàng mục tiêu, ví dụ như cách xây dựng nhóm kinh doanh, cách quản lý tài chính và cách thu hút khách hàng. Sau đó, họ thực hiện xây dựng khách hàng theo dõi mình. Có phần “call to action” trong trang nội dung để mọi người phải đăng nhập để nhận được lời khuyên từ đội ngũ website.

2. Sức mạnh của câu chuyện

Hãy bắt đầu nghĩ đến việc xây dựng các tình huống kinh doanh trước khi thực hiện các yếu tố khác về content marketing. Việc xây dựng thương hiệu xung quanh một câu chuyện là thành phần vô cùng quan trọng để giúp khẳng định vị trí doanh nghiệp trên thị trường cũng như tạo dựng tầm nhìn vững chắc hơn từ doanh nghiệp.

Một trong những ví dụ là từ Nathan’s Famous – một nhà hàng hot dog ở Mỹ. Vào 4/7, họ sẽ tổ chức lễ kỉ niệm với cuộc thi hot dog hàng năm. Truyền thuyết kể rằng một lễ kỉ niệm được tổ chức hàng năm từ năm 1916 sau khi 4 người quyết định chứng minh tình yêu nước lớn nhất bằng việc ăn được nhiều hot dog nhất. Tới năm 2017, cuộc thi ngày càng thu hút nhiều người tham gia tại Nathan’s Famous, nhà hàng chịu trách nhiệm làm ra những chiếc hot dog cho cuộc thi này. Mục đích của thử thách này là xem một người có thể ăn bao nhiêu cái hot dog trong khoảng thời gian 10 phút.

​Nathan’s Famous trở nên gắn bó mật thiết với thử thách này và giúp khẳng định việc kinh doanh của họ khi làm vậy, tạo ra một điểm khác biệt qua việc kể chuyện và mang lại nhận thức về thương hiệu toàn cầu. Việc cuộc thi được trực tiếp trên kênh ESPN đã gián tiếp truyền thông một cách hiệu quả cho thương hiệu này.

Hãy nhìn lại doanh nghiệp và khơi nguồn cảm hứng để nghiên cứu. Việc xác định và đào sâu vào lịch sử của doanh nghiệp – tại sao nó được thành lập? Mục đích của người sáng lập là gì và điều gì thôi thúc họ làm như vậy? Lịch sử và nền tảng của doanh nghiệp là nguồn tài sản giá trị để dựa vào đó xây dựng lợi điểm bán hàng độc nhất USP của doanh nghiệp là muốn làm thương hiệu của bạn thực sự khác biệt. Hãy sáng tạo những câu chuyện độc đáo để nói lên âm thanh riêng biệt của thương hiệu.

3. Lồng ghép câu chuyện vào chiến dịch marketing bằng cách nào?

Mục tiêu tập trung: Bên cạnh việc chạy những chiến dịch Marketing trên mạng xã hội để thu hút đối tượng mục tiêu rộng hơn, ta có thể tận dụng phương thức Truyền miệng (WOM) trong Marketing để thu hút đối tượng mục tiêu chia sẻ thông điệp đó tới người khác. Đừng chỉ nói yêu cầu họ hãy chia sẻ thông điệp của bạn. Hãy cho họ một lý do thật mạnh mẽ để thử sản phẩm/dịch vụ của bạn. Vì vậy, nếu bạn kể một câu chuyện thuyết phục đằng sau thông điệp mà bạn muốn truyền tải, sẽ có nhiều người biết đến sản phẩm của bạn và giới thiệu sản phẩm đó cho bạn bè và người thân của họ

Xây dựng lòng tin: Với những thương hiệu đang phát triển thì Marketing là yếu tố rất quan trọng để xây dựng sự tin tưởng với khách hàng. Hình thức kể chuyện chính là một cách để bạn thực hiện điều dó thông qua những thông điệp mạnh mẽ về thương hiệu của bạn. Liêm chính và trung thực là chìa khóa để gây dựng sự tin tưởng nơi khách hàng.

Phạm vi tiếp cận rộng hơn: Hãy để câu chuyện về sản phẩm của bạn truyền cảm hứng cho những người có tầm ảnh hưởng, những người có lượng người theo dõi lớn trên các mạng xã hội. Những gì họ chia sẻ sẽ được lan truyền tới hàng nghìn người đó. Những người đó lại tiếp tục chia sẻ với bạn bè, người thân của mình.

4. Kỹ thuật để kể những câu chuyện thương hiệu một cách thật lôi cuốn?

Dành thời gian để chuẩn bị: Câu chuyện về thương hiệu của bạn sẽ được đăng tải khắp nơi – Các blogs, videos, sự kiện networking, cuộc gọi bán hàng, hoặc cả kế hoạch kinh doanh. Trước khi chuẩn bị những tài liệu đó, hãy dành thời gian để suy thật kỹ về mục đích câu chuyện của thương hiệu bạn là gì. Hãy quan tâm và trau chuốt câu chuyện thương hiệu mà bạn sẽ chia sẻ.

Học cách kể những câu chuyện hay: Việc hiểu nghệ thuật và khoa học kể chuyện là điều vô cùng cần thiết. Nếu câu chuyện về thương hiệu của bạn là một món ăn thì những yếu tố căn bản như hành động, nhân vật, cảm xúc, cao trào chính là những gia vị để món ăn đó trở nên ngon và đậm đà hơn.

Kể câu chuyện thương hiệu thông qua nhiều hình thức: Viết để dọc và viết để nghe là hai hình thức khác nhau. Khi bạn viết câu chuyện thương hiệu cho đinh dạng âm thanh, hãy lưu ý đến yếu tố về âm lượng, tông giọng, giao tiếp ánh mắt, biểu cảm khuôn mặt và cử chỉ của tay. Trong trường hợp viết câu chuyện thương hiệu dưới dạng văn bản, hãy cân nhắc đến chính tả, giọng văn, cách hành văn, mức độ đọc hiểu và nhịp điệu.

Cá nhân hóa cách kể chuyện: Hãy làm nổi bật lên những thách thức mà bạn đối mặt để thương hiệu của bạn đạt được mục tiêu. Cách mà bạn nỗ lực giải quyết những vấn đề trong thương hiệu của bạn sẽ tạo nên chất riêng cho câu chuyện đó.

Những rào cản cụ thể: Ở mỗi câu chuyện đều có những tình tiết cao trào, chi tiết mang tính xung đột và người đọc bị cuốn hút vào tình tiết như vậy của câu chuyện. Tập trung vào những rào cản mà thương hiệu của bạn gặp phải để từ đó phát triển Lợi điểm bán hàng độc nhất (USP) và đưa ra giải pháp tốt hơn.

Câu chuyện đồng nhất từ đầu, giữa đến cuối: Sức cuốn hút của câu chuyện phải được duy trì từ đầu cho đến khi kết thúc. Mở đầu câu chuyện nên nắm bắt được sự chú ý của khách hàng. Khúc giữa câu chuyện sẽ đóng vai trò kéo dài sự thích thú của khách hàng bằng những giá trị mang tính giáo dục. Kết thúc câu chuyện, kêu gọi mọi người hành đông.

Kể câu chuyện của bạn một cách tự nhiên: Một câu chuyện nghe có vẻ giả bộ sẽ dễ dàng khiến thương hiệu của bạn mất điểm trong mắt khách hàng. Kể câu chuyện tự nhiên nhất có thể sẽ tạo nên sức cuốn hút mạnh mẽ. Viết những ngôn từ tự nhiên không có nghĩa là người viết phải mài dũa những cách nói thô quen thuộc trong đời sống hàng ngày chỉ đơn giản là kể câu chuyện theo cách chân thực nhất với thương hiệu và khách hàng của bạn. Tức là thấu hiểu khách hàng của bạn là ai, sử dụng ngôn ngữ của họ để nói chuyện với họ; đồng thời, thấu hiểu thương hiệu của bạn: tầm nhìn, nhiệm vụ, sứ mệnh, giá trị cốt lõi.

Lưu ý chi tiết về đấu tranh liên tục của nhân vật: Một câu chuyện nói về những gì xảy ra với nhân vật chính chưa hoàn toàn là đủ thú vị. Những câu chuyện cho thấy nhân vật luôn liên tục đấu tranh sẽ khiến người theo dõi luôn phấn khích và hứng thú.

Kiểm soát nhịp điệu của câu chuyện:
Nếu bạn kể câu chuyện về thương hiệu của bạn với tốc độ quá chậm, người theo dõi sẽ dễ mất đi sự hứng thú. Tuy nhiên, nếu bạn đi quá nhanh, họ sẽ không thể hiểu được câu chuyện. Vì vậy, hãy kiểm soát nhịp điệu của câu chuyện để người theo dõi có thể hiểu nó và đưa ra quyết định có cân nhắc về sản phẩm/dịch vụ của bạn. Điều khiển nhịp điệu khi kể chuyện sẽ tăng hiệu quả cho chiến thuật Marketing của bạn.

Kiểu mẫu truyện cổ điển: Nếu bạn đang phân vân nên bắt đầu từ đâu, hãy thử theo mô hình truyện cổ điển. Mô típ phổ biến của kiểu truyện này là hành trình của người anh hùng, chiến thắng của bản thân, khám phá bản thân và cuộc hành trình bắt đầu.

Thêm yếu tố trực quan vào câu chuyện của bạn: Không thể phủ nhận được rằng hình ảnh khiến câu chuyện của bạn trở nên lôi cuốn và khó quên hơn. Những hình thức trực quan mà bạn có thế sử dụng trong khi kể chuyện thương hiệu phụ thuộc vào định dạng mà bạn sẽ kể câu chuyện đó. Hình ảnh, biểu đồ, videos, infographics và cả những cử chỉ sẽ góp phần làm cho câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn nhiều.

Đừng kết thúc câu chuyện với những bài học răn dạy: Một câu chuyện về thương hiệu mà thực sự chạm đến cảm xúc của người theo dõi là câu chuyện mà họ có thể tự rút ra kết luận từ đó. Khi bạn nói sẵn những gì mà họ cần học được từ câu chuyện của bạn tức là bạn đã cướp đi cơ hội của họ được tự tìm hiểu mọi thứ. Hơn nữa, khi bạn đưa ra một bài học cụ thể nào đó thì mức độ thuyết phục của câu chuyện về thương hiệu của bạn đã giảm đi phần nào.

Một khi ai đó có lý do để thử sản phẩm/dịch vụ của bạn, thì họ sẽ có xu hướng chia sẻ thông điệp về sản phẩm/dịch vụ đó trên trang mạng xã hội. Họ sẵn sàng chia sẻ một câu chuyện lôi cuốn với thông điệp mạnh mẽ bởi họ hứng thú với thương hiệu hay với doanh nghiệp đó.

Theo smartinsights.com

Học Content Marketing 4.0 theo phương pháp mới nhất

Content marketing được đánh giá là chiến lược marketing online cực kỳ hiệu quả và chưa bao giờ bị lỗi thời. Để có thể nắm vững các kiến thức về content marketing các bạn hãy liên lạc ngay với First & One.

First & One có đội ngũ chuyên gia Content Marketing với 14 năm kinh nghiệm, đã tham gia trực tiếp hơn 500 dự án và chiến dịch Content Marketing lớn nhỏ tự hào sẽ đem đến cho bạn những khóa học Content Marketingkhóa học SEO, khóa học Digital Marketing tốt nhất. Chúng tôi cam kết sẽ đồng hành với các học viên trong suốt quá trình học và cả sau khi đã hoàn thành khóa học cho đến khi bạn có thể trở thành một chuyên gia về content marketing.

Chia sẻ ngay

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Ưu điểm và nhược điểm của blog marketing là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của Blog Marketing
Blog marketing – một hình thức quảng bá sản phẩm trên nền tảng online hiệu...
Tính năng bảo mật dữ liệu người dùng của Apple
Cập nhật ngay xu hướng Content Marketing sẽ bùng nổ trong năm 2023
Content Marketing được tạo ra với mục đích thu hút đúng đối tượng độc giả mục tiêu...
Amazon thường xuyên đăng tải những nội dung liên quan đến nhân viên trên toàn thế giới
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu trên LinkedIn từ 3 doanh nghiệp lớn nhất
LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp với hơn 660 triệu người dùng trên toàn thế...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x