Marketing bản địa hóa là gì?

Khi tiến đến toàn cầu hóa hoặc nhắm đến một thị trường mới so với thị trường trước đó, chiến lược marketing bản địa hóa là một trong những bước đi không thể tách rời trong mọi kế hoạch marketing.

Chúng ta đang sống trong thời đại mà một sản phẩm có thể “chu du” nửa vòng trái đất để đến bên người tiêu dùng. Thế nhưng, tiếp cận khách hàng kiểu này vẫn phải trải qua vô số rào chắn. Ví dụ như phương thức thanh toán, rủi ro vận chuyển, ảnh hưởng chất lượng sản phẩm,… Thì tiến đến toàn cầu hóa là tham vọng tiếp theo của bất kì doanh nghiệp nào.

Marketing bản địa hóa là gì?

Marketing bản địa hóa (Localized Marketing) là quá trình điều chỉnh thương hiệu, sản phẩm, thông điệp hoặc dịch vụ sao cho phù hợp nhất với một quốc gia, vùng hoặc địa phương nhất định trên phương diện ngôn ngữ, văn hóa. Quá trình này giúp tạo cho khách hàng trong khu vực mục tiêu cảm giác thân thiện, gần gũi và dễ tiếp nhận sản phẩm hơn.

Quá trình toàn cầu hóa của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc liệu chiến lược marketing bản địa hóa có thành công hay không. Bởi một kế hoạch marketing bản địa hóa sẽ giúp tránh loại bỏ vô số nước đi sai lầm mà doanh nghiệp khi bước vào một thị trường mới dễ mắc phải.

Marketing bản địa hóa bao gồm những gì?

Tùy thuộc vào mục đích và sản phẩm cũng như các chiến dịch marketing mà mỗi một chiến lược marketing bản địa hóa sẽ gồm những bước đi khác nhau. Thành tố bước đệm mà mỗi doanh nghiệp cần xác định khi bước vào một thị trường mới là nắm rõ những đặc điểm của khách hàng, thấu hiểu văn hóa địa phương từ đó phác họa được nhu cầu của khách hàng một cách cụ thể hơn.

Đừng nhầm tưởng như vậy là đã nắm trọn chìa khóa của marketing bản địa. Bởi sau khi đã xác định được các thành tố trên, một chiến lược marketing bản địa hóa sẽ bao gồm:

Marketing bản địa hóa (Localized Marketing) là quá trình điều chỉnh thương hiệu, sản phẩm, thông điệp

Các thương hiệu nói gì khi nói về marketing bản địa hóa?

Mỗi ngày có rất nhiều thương hiệu tiến tới toàn cầu. Một số thành công, số khác thì thành… công cốc. Kể cả các thương hiệu lớn cũng không thể tránh khỏi thất bại khi bản địa hóa các sản phẩm vốn đã trứ danh trên thương trường thế giới.

Netflix

Trường hợp của Netflix là một trong những thương hiệu bản địa hóa thành công hàng đầu khi có mặt và có thị phần đáng kể tại khoảng 190 quốc gia. Thành công của Netflix đến rất nhiều từ việc tiếp nhận các nội dung phù hợp với khách hàng trong khu vực và dịch thuật xuất sắc sang ngôn ngữ bản địa.

Dịch thuật nội dung theo ngôn ngữ địa phương và phù hợp với văn hóa bản địa giúp Netflix thành công tiến vào vô số thị trường.

Điều này giúp khách hàng tuy thưởng thức các nội dung quốc tế nhưng vẫn thấy thân thuộc qua ngôn ngữ mẹ đẻ hoặc hoàn toàn có thêm các lựa chọn khác gần với văn hóa của mình.

Grab

Grab là một ví dụ gần gũi hơn với người Việt Nam và người dân khu vực Đông Nam Á. Khi tiến vào thị trường Việt Nam, Grab chủ yếu đẩy mạnh dịch vụ đưa đón bằng xe máy. Nhờ nắm bắt đúng thói quen sử dụng phương tiện, thậm chí, đánh đúng trọng tâm nhiều người không thể lái xe sau các buổi nhậu, Grab thâm nhập và trở nên quen thuộc nhanh chóng với người dân Việt Nam.

Marketing bản địa đúng hướng bằng cách giáo dục mọi người, khi uống rượu bia thì không lái xe mà hãy gọi Grab

Trái ngược lại, khi tiến đến Singapore, hình thức Grab taxi lại được đẩy mạnh hơn. Nguyên là bởi số lượng taxi tại quốc gia này không đủ so với nhu cầu sử dụng từ người dân. Lại một lần nữa, Grab dễ dàng được đón nhận tại quốc gia này. Chính yếu tố thay đổi phong cách hợp hoàn cảnh là một phần trong chiến lược marketing bản địa rất thành công của Grab.

McDonald’s – Burger King

Với hàng chục nghìn cửa hàng trên thế giới, McDonald’s và Burger King đều được coi là “ông lớn” đầu ngành trong lĩnh vực đồ ăn nhanh. Thế nhưng, khi tiến vào Việt Nam, cả hai thương hiệu đều không thể tránh khỏi cảnh lao đao dù đã thành công vang dội ở nhiều thị trường châu Á khác.

Nguyên nhân lớn nhất rõ ràng đến từ việc chưa nắm bắt văn hóa bản địa – cụ thể ở đây là thói quen tiêu thụ đồ ăn lề đường của người dân Việt. Khi có quá nhiều lựa chọn phù hợp vừa với túi tiền hơn, dễ dàng được tìm thấy ở bất kỳ góc phố nào, thì tất lẽ dĩ ngẫu, dân Việt sẽ chẳng kịp đến McDonald’s hay Burger King đâu. Mà sẽ bị hàng bánh mì bình dân đầu ngõ, quán bánh cuốn gia truyền cuối phố, gánh phở đầy đủ “topping”,… có giá chỉ vài chục nghìn là no bụng, làm xao nhãng.

Một trong số những món ăn được McDonald’s “Việt hoá” khi hoạt động tại thị trường Việt Nam.

Chính vì đã đánh giá thấp chất lượng ẩm thực tại khu vực, chưa hoàn toàn địa phương hóa các sản phẩm của mình sao cho hợp với khẩu vị và túi tiền khách hàng nhất, đã khiến menu thành công ở vô số quốc gia trước đó, bị bún đậu, phở gà, bún thang, phở bò,… đánh bại.

Lợi ích của marketing bản địa hóa

Đối với doanh nghiệp hay thương hiệu, không có một kế hoạch marketing bản địa hóa chỉn chu được coi là bước đầu đi đến thất bại trong quá trình toàn cầu hóa và địa phương hóa. Vậy, nếu thực hiện đúng một chiến lược marketing bản địa hóa, doanh nghiệp sẽ nhận lại lợi ích gì?

1. Mang thông điệp rõ ràng, ngắn gọn và phù hợp hơn đến với khách hàng

Marketing bản địa hóa giúp sản phẩm hoặc dịch vụ tiếp cận thị trường hiệu quả hơn, nhất là khi tiếp cận bằng ngôn ngữ – điểm chạm văn hóa dễ đi vào lòng người nhất.

Chỉ bằng cách điểm thêm những sắc màu văn hóa – mà ở đây là ngôn ngữ mẹ đẻ của vùng – vào các chiến dịch, khách hàng sẽ tiếp nhận sản phẩm của doanh nghiệp nhanh hơn.

2. Tăng doanh số sản phẩm

Marketing bản địa hóa để hiểu văn hóa, hiểu khách hàng và đưa sản phẩm hòa vào thị trường càng nhanh càng tốt

Cách để doanh số tăng “phi mã” tại một thị trường hoàn toàn mới chính là áp dụng tốt marketing bản địa. Khi đã marketing bản địa thành công thương hiệu, sẽ không quá khó để sản phẩm tiến ra thị trường và được người tiêu dùng đón nhận. Đây là lúc bài toán doanh số không còn là điều trăn trở của doanh nghiệp nữa.

3. Doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh

Doanh nghiệp sẽ tạo ra lợi thế không chỉ giữa những sản phẩm xuất phát từ bên ngoài mà cũng có thể cạnh tranh với sản phẩm tại địa phương, nếu áp dụng đúng một chiến lược marketing bản địa hóa. Mặc dù cũng có trường hợp sản phẩm của doanh nghiệp là duy nhất trên thị trường, nhưng cũng không loại trừ khả năng qua thời gian, các đối thủ mới được sinh ra và học tập chính những nước đi của bạn.

Theo marketingai

Những khóa học tại First & One giúp bạn marketing hiệu quả:

Ưu đãi học phí, áp dụng tới hết 31/12/2022.

  • Ưu đãi 50% học phí dành cho Sinh viên/Mới tốt nghiệp các trường Đại học, Cao Đẳng, THCN.
  • Ưu đãi 30% học phí cho học viên đăng ký theo nhóm từ 3 người trở lên.
  • Ưu đãi 40% học phí cho công ty đăng ký cho nhân viên học tập từ 5 người trở lên.

Chia sẻ ngay

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Ưu điểm và nhược điểm của blog marketing là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của Blog Marketing
Blog marketing – một hình thức quảng bá sản phẩm trên nền tảng online hiệu...
Tính năng bảo mật dữ liệu người dùng của Apple
Cập nhật ngay xu hướng Content Marketing sẽ bùng nổ trong năm 2023
Content Marketing được tạo ra với mục đích thu hút đúng đối tượng độc giả mục tiêu...
Amazon thường xuyên đăng tải những nội dung liên quan đến nhân viên trên toàn thế giới
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu trên LinkedIn từ 3 doanh nghiệp lớn nhất
LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp với hơn 660 triệu người dùng trên toàn thế...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x