Tại sao doanh nghiệp nên xây dựng hệ thống CRM?

Đâu là những tính năng cơ bản của hệ thống CRM? Đâu là những chi phí có thể cắt giảm được nếu xây dựng hệ thống CRM? CRM có giúp doanh nghiệp bán hàng hiệu quả? Cùng chúng tôi phân tích, tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

5 tính năng cơ bản của hệ thống CRM

Dù thuật toán, hệ thống và các thiết lập có phần khác nhau nhưng nhìn chung, một hệ thống CRM cơ bản sẽ bao gồm 5 tính năng sau:

  • Tìm kiếm đối tượng mục tiêu: tiếp cận khách hàng thông qua những chiến lược nội dung mang tính cá nhân cao kết hợp cùng các hoạt động SEO và truyền thông, quảng bá (SEM, Social media..)
  • Chăm sóc khách hàng tiềm năng: thông qua các hoạt động marketing automation như tự động gửi email marketing theo chuỗi kịch bản thiết lập sẵn, tự động remarketing với nội dung phù hợp, thay đổi nội dung pop-up của khung chat mỗi lần khách hàng quay lại website
5 tính năng cơ bản của hệ thống CRM
  • Dự đoán và hỗ trợ chốt deal: Chuẩn hóa quy trình bán hàng; tổng hợp dữ liệu khách hàng dựa trên lịch sử mua hàng, tương tác để nhân viên sales phát triển chiến lược tiếp cận, tư vấn mang khả năng chốt sales cao; dự đoán danh sách đối tượng tiềm năng có khả năng chuyển đổi cao dựa trên sự tương đồng giữa hành vi tương tác của họ và cơ sở dữ liệu về những trường hợp bán hàng thành công.
  • Giữ gìn mối quan hệ với khách hàng trong và sau khi chốt sales: Tự động nhắc nhở lịch hẹn; chăm sóc dịp đặc biệt, hoặc đề xuất những sản phẩm dịch vụ khách hàng có thể quan tâm thông qua AI và các thiết lập tự động
  • Điều phối vận hành hoạt động doanh nghiệp: Ví dụ như quản lý lớp học, lịch học, số lượng học viên, các khoản học phí đã hoặc chưa đóng. Lấy Bitrix làm ví dụ, đây là hệ thống được thiết kế riêng cho ngành giáo dục để tối ưu hiệu quả mọi hoạt động liên quan, không chỉ sales & marketing mà cả các khâu tổ chức, vận hành.

3 loại chi phí doanh nghiệp có thể cắt giảm khi xây dựng hệ thống CRM

1. Cắt giảm chi phí nhân sự nhờ cơ chế tự động của hệ thống CRM

Cắt giảm chi phí nhân sự nhờ cơ chế tự động của hệ thống CRM

Nếu không ứng dụng hệ thống CRM vào tự động soạn nội dung và gửi email cho từng đối tượng, hầu hết các nhân viên sales, chăm sóc khách hàng sẽ phải thực hiện thủ công những công việc tủn mủn mà mất thời gian này. Với những danh sách nhỏ, dù hơi chán nhưng gửi email cho vài trăm đến khoảng 1000 khách hàng tiềm năng vẫn là một điều có thể thực hiện. Thế nhưng khi danh sách khách hàng phình to và ngày càng đòi hỏi cao về tính cá nhân hóa, vậy bạn phải làm ra sao?

2. Tối ưu chi phí quản lý với bộ công cụ phân tích, báo cáo của hệ thống CRM

Tối ưu chi phí quản lý với bộ công cụ phân tích, báo cáo của hệ thống CRM

Đối với doanh nghiệp có văn hóa ‘họp nhanh’ mỗi ngày, mỗi tuần thì việc làm báo cáo là công việc mất khá nhiều thời gian và phiền phức. Chưa kể khi phải thu thập báo cáo, số liệu của nhiều bộ phận, chi nhánh, xử lý dữ liệu một cách chính xác và hiệu quả có thể trở thành một thách thức không nhỏ cho các quản lý cấp trung.

3. Tối đa cơ hội bán hàng, tối thiểu giờ công cho một đơn hàng

Một trong những tính năng nổi bật khi xây dựng hệ thống CRM cho doanh nghiệp đó là lead scoring – nói nôm na, hệ thống phân tích mức độ tiềm năng của từng cá nhân trong danh sách khách hàng và sắp xếp theo thứ tự ưu tiên dựa trên dữ liệu, lịch sử tương tác của họ. Thử tưởng tượng nếu bạn đang có danh sách 1,000 người để lại số điện thoại để được tư vấn, liệu bạn sẽ bắt đầu gọi từ ai.

Với công cụ CRM, doanh nghiệp sẽ không lo bỏ sót những cơ hội tiềm năng nhất và cắt giảm được thời lượng dành cho những cuộc điện thoại không có hồi đáp nhờ những hệ thống hỗ trợ, dự đoán xác suất thành công từ trước khi nhấc máy.

Bên cạnh đó, với kho lưu trữ dữ liệu khách hàng từ những ghi chú trong quá trình giao tiếp cho tới các xu hướng, chủ đề họ quan tâm được ghi nhận từ động bởi hệ thống, nhân viên sales/ tư vấn cũng dễ dàng phát triển các chiến lược tiếp cận hơn.

Tối đa cơ hội bán hàng, tối thiểu giờ công cho một đơn hàng

Vậy đâu là hệ thống CRM phù hợp với doanh nghiệp của bạn?

Mỗi hệ thống CRM sẽ có ưu điểm và hạn chế riêng thế nên độ tương thích sẽ phụ thuộc khá nhiều vào từng lĩnh vực hay quy trình hoạt động của doanh nghiệp. Lấy ví dụ như những yêu cầu của trang thương mại điện tử sẽ rất khác so với những tính năng thiết  yếu của một hệ thống CRM dành cho giáo dục, khóa học.

Chưa kể phương thức và quy trình marketing, sales của từng doanh nghiệp cũng khá khác nhau. Đôi lúc những tính năng ưu việt của hệ thống CRM với doanh nghiệp này lại trở nên thừa thãi với doanh nghiệp khác.

Nguồn Digitmatter

Những khóa học tại First & One giúp bạn marketing hiệu quả:

Ưu đãi học phí, áp dụng tới hết 31/12/2022.

  • Ưu đãi 50% học phí dành cho Sinh viên/Mới tốt nghiệp các trường Đại học, Cao Đẳng, THCN.
  • Ưu đãi 30% học phí cho học viên đăng ký theo nhóm từ 3 người trở lên.
  • Ưu đãi 40% học phí cho công ty đăng ký cho nhân viên học tập từ 5 người trở lên.

Chia sẻ ngay

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Ưu điểm và nhược điểm của blog marketing là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của Blog Marketing
Blog marketing – một hình thức quảng bá sản phẩm trên nền tảng online hiệu...
Tính năng bảo mật dữ liệu người dùng của Apple
Cập nhật ngay xu hướng Content Marketing sẽ bùng nổ trong năm 2023
Content Marketing được tạo ra với mục đích thu hút đúng đối tượng độc giả mục tiêu...
Amazon thường xuyên đăng tải những nội dung liên quan đến nhân viên trên toàn thế giới
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu trên LinkedIn từ 3 doanh nghiệp lớn nhất
LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp với hơn 660 triệu người dùng trên toàn thế...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x