2 Chiến thuật chiếm lĩnh thị trường thành công không thể bỏ qua

Chiếm lĩnh thị trường là mục tiêu của rất nhiều doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh. Bởi vì nếu doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường thì rất sớm bị “đào thải”. Đây được coi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược marketing mà người làm kinh doanh, đầu tư đều phải đặt mọi sự nỗ lực của mình trong suốt khoảng thời gian dài.

Chiếm lĩnh thị trường là gì?

Đối với mọi ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh thì cụm từ chiếm lĩnh thị trường đã trở nên quá đỗi quen thuộc. Thậm chí nó còn trở thành một trong những mục tiêu quan trọng trong các chiến lược kinh doanh, bán hàng hay marketing. Nếu như phân tích cụm từ chiếm lĩnh thì chúng ta phần lớn đều hiểu rằng đây là những hành động chiếm lấy, giành lấy quyền làm chủ nhờ vào những ưu thế riêng của mình so với những người khác.

Chiếm lĩnh thị trường là mục tiêu của rất nhiều doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh

Mục tiêu chiếm lĩnh thị trường

Thị trường luôn cạnh tranh và phát triển không ngừng nghỉ, đây là một yếu tố tất yếu mà bất cả một chủ thể nào tham gia nào đều cần phải nhận thức rất rõ. Để có một vị thế riêng cho mình hay đúng hơn là chiếm lĩnh được thị trường thì buộc các cá nhân, doanh nghiệp cần phải nỗ lực hơn rất nhiều. 

  • Bán được sản phẩm, dịch vụ, đạt được mức doanh thu, lợi nhuận kỳ vọng.
  • Khẳng định về khả năng cạnh tranh, ưu thế của doanh nghiệp.
  • Tạo dựng một vị thế riêng cho doanh nghiệp, thương hiệu.
  • Tồn tại và phát triển.
  • Khẳng định giá trị thương hiệu.
  • Khẳng định về khả năng kinh doanh, đầu tư.
Mục tiêu chiếm lĩnh thị trường

Chiến thuật cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường

Không chỉ có một nội dung nghiên cứu dày đặc với nhiều vấn đề quan trọng, muốn chiếm lĩnh được thị trường mục tiêu doanh nghiệp cần phải có những chiến thuật “đỉnh cao”. Đây được biết đến là “vũ khí” giúp tạo nên những sự đột phá trong suốt quá trình triển khai chiến lược của doanh nghiệp. Phụ thuộc vào ưu thế cạnh tranh của mình mà mỗi doanh nghiệp sẽ đưa ra những chiến thuật khác nhau. Nhưng thông thường giá trị không đổi nhưng hạ giá bán cho rẻ hơn và không tăng giá bán nhưng tăng giá trị sản phẩm, là hai chiến thuật được sử dụng đến nhiều hơn cả.

Chiến thuật 1: Giá trị không đổi nhưng hạ giá bán cho rẻ hơn

Được đánh giá là một chiến thuật có phần nguy hiểm, “Được ăn cả, ngã về không” cho một chiến dịch chiếm lĩnh thị trường của các đơn vị. Nó có thể giúp doanh nghiệp thâm nhập thị trường thành công, với độ “vang” nhất định nhưng lại có thể dẫn đến phá sản do mức lãi thấp. Như vậy, doanh nghiệp sẽ không có đủ ngân sách để duy trì hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, nên chiến thuật giá trị không đổi nhưng hạ giá bán cho rẻ hơn chỉ nên áp dụng trong ba trường hợp này.

Giá trị không đổi nhưng hạ giá bán cho rẻ hơn
  • Doanh nghiệp có sản phẩm mới
  • Doanh nghiệp có lợi thế về nguồn lực sản xuất tốt hơn
  • Doanh nghiệp muốn tìm kiếm thêm tệp khách hàng mới (Tuy nhiên, trong trường hợp này cần phải lưu ý đến thời gian triển khai chiến thuật, bởi rất dễ ảnh hưởng đến lợi nhuận và giá trị thương hiệu)

Chiến thuật 2: Không tăng giá bán nhưng tăng giá trị sản phẩm

Đối với chiến thuật cạnh tranh để chiếm lĩnh thị trường này thì trường được hưởng lợi nhiều nhất chính là người tiêu dùng.Khách hàng chỉ cần phải bỏ ra một khoản tiền như cũ, nhưng lại được sử dụng sản phẩm tốt hơn, dịch vụ ưu đãi hơn. Tuy nhiên, chiến thuật này đòi hỏi các doanh nghiệp, nhà sản xuất phải có nguồn lực hiện tại vững chắc. Việc cộng thêm giá trị mà không tăng giá bán không chỉ giúp doanh nghiệp chiếm lĩnh thị trường thành công mà mở ra cơ hội thâm nhập vào thị trường mới. Để áp dụng được chiến lược này một cách hiệu quả các doanh nghiệp cũng cần phải lựa chọn đúng thời điểm.

  • Thị phần hiện tại của doanh nghiệp bị đe dọa bởi một đối thủ mới có sức mạnh về chất lượng và giá.
  • Đối thủ hiện hữu của doanh nghiệp gia tăng giá trị cho sản phẩm hoăc hạ giá.
  • Doanh nghiệp có công nghệ mới tốt hợn, giúp giảm chi phí sản xuất cho sản phẩm.

Các nguyên tắc cần đảm bảo khi chiếm lĩnh thị trường

Một doanh nghiệp muốn thành công thì phải có thị trường với quyền làm chủ thuộc về riêng mình. Đây là một nhiệm vụ khó khăn và bao hàm nhiều sắc thái khác nhau, đương nhiên không phải lúc nào doanh nghiệp cũng giành được thị phần đúng với kỳ vọng, mục tiêu của mình. Nó là một bài toán nan giản với rất nhiều người, nhiều doanh nghiệp. Nhất là trong thị trường cạnh tranh ngày nay, để tồn tại và giành được một vị thế cho mình lại càng trở nên khó khăn hơn.

Các nguyên tắc cần đảm bảo

Dù là những nhiệm vụ khó khăn, nan giải nhưng mọi vấn đề đều có thể giải quyết nếu như doanh nghiệp nắm bắt được những điểm trọng yếu. Chiếm lĩnh thị trường cũng vậy, nó cũng sẽ có những nguyên tắc giúp doanh nghiệp hạn chế rủi ro, hướng đến thắng lợi cho các mục tiêu kỳ vọng của mình. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải nắm chắc 4 nguyên tắc khi chiếm lĩnh thị trường dưới đây:.

  • Trong chiếm lĩnh thị trường, thắng làm vua – thua bị đào thải.
  • Những người đi đầu sẽ có khả năng biến các ý tưởng thành những sản phẩm con người có thể sử dụng cao hơn.
  • Khác biệt hoặc thất bại.
  • Không bao giờ được đánh mất một khách hàng nào.

Nguồn Bizfly

Những khóa học tại First & One giúp bạn marketing hiệu quả:

Ưu đãi học phí, áp dụng tới hết 31/12/2022.

  • Ưu đãi 50% học phí dành cho Sinh viên/Mới tốt nghiệp các trường Đại học, Cao Đẳng, THCN.
  • Ưu đãi 30% học phí cho học viên đăng ký theo nhóm từ 3 người trở lên.
  • Ưu đãi 40% học phí cho công ty đăng ký cho nhân viên học tập từ 5 người trở lên.

Chia sẻ ngay

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Ưu điểm và nhược điểm của blog marketing là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của Blog Marketing
Blog marketing – một hình thức quảng bá sản phẩm trên nền tảng online hiệu...
Tính năng bảo mật dữ liệu người dùng của Apple
Cập nhật ngay xu hướng Content Marketing sẽ bùng nổ trong năm 2023
Content Marketing được tạo ra với mục đích thu hút đúng đối tượng độc giả mục tiêu...
Amazon thường xuyên đăng tải những nội dung liên quan đến nhân viên trên toàn thế giới
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu trên LinkedIn từ 3 doanh nghiệp lớn nhất
LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp với hơn 660 triệu người dùng trên toàn thế...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x