Đừng bỏ qua cách xây dựng chiến lược giá thành công dưới đây

Chiến lược giá là tập hợp quy trình và phương pháp mà doanh nghiệp sử dụng để định giá cho sản phẩm hoặc dịch vụ. Mục tiêu của xây dựng chiến lược giá là tối ưu khả năng chi trả của khách hàng tiềm năng và mở rộng nhận biết thương hiệu.

Nhiều doanh nghiệp định giá cho sản phẩm/dịch vụ mà không dành nhiều thời gian để tính toán, suy nghĩ, bỏ qua hoặc không đầu tư xây dựng chiến lược giá, dẫn đến mất doanh số ngay sau khi công bố mức giá cho sản phẩm.

1. Xây dựng chiến lược giá tâm lý

Chiến lược giá dựa trên tâm lý được thực hiện với nền tảng là sự khác biệt hoá hoặc độc quyền của sản phẩm/ dịch vụ so với các đối thủ. Định giá dựa trên tâm lý phù hợp với những thương hiệu chú trọng xây dựng nhận thức cảm tính.

Chiến lược này cần sự am hiểu và nhạy bén về thị trường, tâm lý và nhu cầu của khách hàng mục tiêu. Phần trăm giá cộng thêm vào giá gốc phụ thuộc vào ba yếu tố bao gồm: cơ sở dữ liệu khách hàng, tài sản thương hiệu và khả năng truyền thông. Phương pháp khảo sát hoặc thử nghiệm có thể hỗ trợ chiến lược này hiệu quả hơn.

2. Chiến lược giá cạnh tranh

Chiến lược giá cạnh tranh là chiến lược định giá sản phẩm dựa trên mức giá của đối thủ cạnh tranh

Chiến lược giá cạnh tranh là chiến lược định giá sản phẩm dựa trên mức giá của đối thủ cạnh tranh. Chiến lược này phù hợp với những sản phẩm phổ quát, ít có sự khác biệt hoá, sản phẩm bão hoà và khách hàng mục tiêu không cần phải suy nghĩ nhiều khi lựa chọn sản phẩm.

Ví dụ: khăn giấy, cà phê…

3. Chiến lược giá giảm dần

Chiến lược giá giảm dần là chiến lược định giá thay đổi theo chiều hướng giảm dần theo thời gian. Doanh nghiệp định giá sản phẩm mức cao nhất mà khách hàng có thể chi trả trong khoảng thời gian đầu ra mắt sản phẩm, sau đó giảm dần tỉ lệ thuận với vòng đời sản phẩm.

Chiến lược giá giảm dần là chiến lược định giá thay đổi theo chiều hướng giảm dần theo thời gian

Ví dụ: Xe ô tô, Điện thoại…

4. Chiến lược giá cộng vào chi phí

Chiến lược giá cộng vào chi phí là chiến lược định giá sản phẩm bằng cách cộng thêm phần trăm (%) vào chi phí sản xuất. Chiến lược này có thể thay thế bằng chiến lược dựa trên tâm lý. Chiến lược này phù hợp với những hợp đồng chính phủ, những sản phẩm thủ công được chế tác cá nhân hoá hoặc những sản phẩm hiếm, rất khác biệt.

Chiến lược giá cộng vào chi phí

Ví dụ: thiết bị quân sự, xe Rolls Royce…

5. Chiến lược giá thâm nhập

Chiến lược giá thâm nhập là chiến lược định giá ban đầu thấp hơn tất cả các đối thủ cùng ngành (có thể chấp nhận không lời hoặc lỗ). Chiến lược này cũng có thể áp dụng với mục tiêu ngăn cản các đối thủ cạnh tranh tham gia vào thị trường.

Chiến lược này phù hợp với những doanh nghiệp, sản phẩm mới cần nhanh chóng mở rộng nhận diện thương hiệu, tận dụng yếu tố bất ngờ. Đây là chiến lược yêu cầu vòng đời sản phẩm có tuổi đời dài và thường chứa nhiều rủi ro. Chiến lược này yêu cầu doanh nghiệp phải có một nguồn vốn dự tính trước rất lớn và những mục tiêu dài hạn.

Chiến lược giá thâm nhập

Ví dụ: Xe ôm công nghệ, nước suối…

6. Chiến lược giá tối ưu

Chiến lược định giá tối ưu dựa trên sức mạnh hệ thống, nhằm tối ưu hoá quy trình sản xuất, phân phối, giảm thiểu tối đa khâu trung gian, với mục tiêu tạo nên giá bán tối ưu nhất. Mục tiêu của chiến lược giá tối ưu là những khách hàng ưu tiên “giá rẻ” và những sản phẩm không cần quá khác biệt, phổ quát.

Chiến lược này khác với chiến lược thâm nhập, doanh nghiệp vẫn có lợi nhuận mặc dù định giá sản phẩm có thể thấp nhất trong phân khúc ngành. Chiến lược này chỉ phù hợp với doanh nghiệp có nhân sự, hệ thống, quy trình vận hành ổn định và chuyên nghiệp.

Chiến lược giá tối ưu

Ví dụ: Hệ thống nhà thuốc, hệ thống siêu thị…

7. Chiến lược giá linh động

Chiến lược định giá linh động là chiến lược định giá có sự thay đổi theo chu kỳ thời gian hoặc thời điểm nhu cầu. Chiến lược giá này phụ thuộc vào các thuật toán, công nghệ và các công cụ trực tuyến. Chiến lược này phù hợp với những doanh nghiệp có đội ngũ marketing, công nghệ, lập trình chuyên nghiệp.

Nguồn Camnangceo

Những khóa học tại First & One giúp bạn marketing hiệu quả:

Ưu đãi học phí, áp dụng tới hết 31/12/2022.

  • Ưu đãi 50% học phí dành cho Sinh viên/Mới tốt nghiệp các trường Đại học, Cao Đẳng, THCN.
  • Ưu đãi 30% học phí cho học viên đăng ký theo nhóm từ 3 người trở lên.
  • Ưu đãi 40% học phí cho công ty đăng ký cho nhân viên học tập từ 5 người trở lên.

Chia sẻ ngay

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Ưu điểm và nhược điểm của blog marketing là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của Blog Marketing
Blog marketing – một hình thức quảng bá sản phẩm trên nền tảng online hiệu...
Tính năng bảo mật dữ liệu người dùng của Apple
Cập nhật ngay xu hướng Content Marketing sẽ bùng nổ trong năm 2023
Content Marketing được tạo ra với mục đích thu hút đúng đối tượng độc giả mục tiêu...
Amazon thường xuyên đăng tải những nội dung liên quan đến nhân viên trên toàn thế giới
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu trên LinkedIn từ 3 doanh nghiệp lớn nhất
LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp với hơn 660 triệu người dùng trên toàn thế...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x