Dù có học marketing với giáo viên nói ngôn ngữ nước nào đi chăng nữa, thì với các thuật ngữ marketing khó lòng có thể được dịch hoàn toàn sang ngôn ngữ mẹ đẻ của bạn, trừ khi bạn là người bản xứ nói tiếng Anh. Bởi hầu hết các quan điểm marketing mà bạn tiếp xúc và sẽ làm việc đều được sử dụng chính xác từ gốc để tránh các nhầm lẫn khi dịch sang tiếng Việt. Lấy ví dụ, quy luật 4Ps là xuất phát từ chữ cái đầu của 4 từ tiếng Anh, chúng ta không thể dịch và sử dụng 4 chữ cái đầu giống nhau trong ngôn ngữ của mình được. Hơn nữa, các quy tắc, quy luật mà thường sử dụng trong marketing luôn khó có thể dịch được một cách toàn diện. Bởi vì vậy, học các thuật ngữ tiếng Anh sẽ giúp ích rất nhiều cho bạn.
2. Học từ các case study
Không cần phải bàn cãi, marketing là ngành học luôn dựa vào các case study để có được sự trải nghiệm cần thiết. Nếu như không có những tình huống được lấy từ thực tế, người học sẽ không bao giờ có thể hiểu được cách áp dụng những lý thuyết vào thực tiễn. Đôi khi, thực tiễn lại làm nền để xây dựng nên lý thuyết. Và trong một số trường hợp, việc học từ thực tế, qua các case study sẽ bổ ích hơn rất nhiều những kiến thức sách vở xa rời với đời sống xã hội, vì cơ bản marketing cần phải có sự giao tiếp.
Một người làm marketing rất nên tò mò về mọi thứ và tưởng tượng những tình huống có thể xảy ra, để hiểu rõ được bản chất của vấn đề, từ đó có các phân tích hợp lý. Nếu bạn không tò mò về những gì khách hàng nghĩ, bạn sẽ không bao giờ có thể hiểu họ, rộng hơn, nếu như bạn không quan sát thị trường, không ở trong nó để cảm nhận xem nó thừa hay thiếu thứ gì thì bạn sẽ không bao giờ chiếm lĩnh được thị trường đó.
Các công cụ lắng nghe của các marketer ngày nay có rất nhiều, tuy nhiên, vậy là chưa đủ để họ hiểu hết thị trường mà thương hiệu của họ nhắm tới, các marketer còn cần phải tìm hiểu qua các câu hỏi 5W-1H để có thể tìm ra được những động lực thật sự của khách hàng. Vì vậy, nếu muốn học marketing tốt, bạn cần phải luôn tưởng tượng, luôn tò mò tìm hiểu mọi thứ.
Ngoài các case study được phân tích, thì mọi hoạt động xung quanh những nơi bạn thường đến đều có yếu tố marketing trong nó, bởi vì không có bất cứ sản phẩm nào của doanh nghiệp tới được tay bạn mà không thông qua hoạt động marketing, trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Nếu chịu khó quan sát, phân tích các chiến lược sản phẩm mới bạn bắt gặp ở shop, siêu thị hay suy nghĩ về những hoạt động thâm nhập hay thoái vốn của các thương hiệu trong và ngoài nước, bạn sẽ có một lượng kiến thức rất sâu rộng về nhiều thị trường. Hơn hết, việc làm này tạo cho bạn sự nhạy bén trong việc học marketing, một tố chất rất cần thiết của các marketer.
Học marketing bạn không chỉ xây dựng các chiến lược cho hoạt động của các nhãn hàng mà còn có thể xây dựng các chiến lược phát triển hình ảnh cho chính mình. Đây là bài tập áp dụng cực kì hiệu quả cho các lý thuyết mà bạn được học hay đọc được ở đâu đó. Nếu bạn muốn định vị, xây dựng được các chiến lược cho nhãn hàng thì trước hết ít nhất bạn cần phải biết định vị nhân hiệu của mình. Việc làm này không chỉ giúp bạn hiểu rõ bản chất của việc làm marketing, mà còn giúp cho bạn gây sự chú ý trong mắt mọi người, mà đặc biệt là nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy được tố chất mà bạn muốn thể hiện.
Minh Phúc
(Team Marketing)