4 Chiến lược cạnh tranh trong Marketing phổ biến nhất

Xây dựng và triển khai chiến lược nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh là một trong những nhiệm vụ vô cùng cần thiết đối với những cấp lãnh đạo và cần phải tập trung tối đa để thực hiện đối với mọi doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng cần phải phát triển tốt năng lực cạnh tranh của mình giúp nắm vững các chiến lược phù hợp để phát triển bền vững. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về các chiến lược cạnh tranh trong Marketing hiệu quả nhất!

Chiến lược cạnh tranh là gì?

Chiến lược cạnh tranh (tên tiếng anh: Competitive Strategy) là một hệ thống những kế hoạch được triển khai trong ngắn hạn hoặc dài hạn được hoạch định với một doanh nghiệp.

Với mục tiêu là đạt được những lợi thế cạnh tranh hay việc đưa ra những đánh giá về ưu điểm, hạn chế cùng với thách thức và cơ hội trong các lĩnh vực mà doanh nghiệp đó hoạt động kinh doanh.

Tuy nhiên, mục đích chính ở đây khi xây dựng một chiến lược cạnh tranh đó là có thể tạo dựng được một vị trí vững chắc nhất cho doanh nghiệp trong lĩnh vực họ đang hoạt động. Qua đó có thể trở nên vượt trội hơn lợi tức đầu tư (ROI).

Chiến lược cạnh tranh là gì?

4 chiến lược cạnh tranh trong Marketing phổ biến

Để có một lợi thế cạnh tranh trong thị trường khắc nghiệt ngày nay, doanh nghiệp của bạn cần chắc chắn đã nắm rõ được 4 chiến lược cạnh tranh trong Marketing phổ biến được chúng tôi chia sẻ ngay sau đây:

1. Chiến lược cạnh tranh về giá cả

Việc những doanh nghiệp thực hiện một bản kế hoạch chiến lược từ tổng quan đến chi tiết nhằm: Xác định được phân khúc của thị trường, đối thủ kinh doanh cùng lĩnh vực, khách hàng mục tiêu để xây dựng được những chiến lược về giá cả hợp lý. Việc đưa ra được một mức giá thấp nhất sau khi đã trừ đi những chi phí trong: sản xuất, quảng bá sản phẩm, vận chuyển sẽ giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn có thể tiếp cận số lượng lớn khách hàng tiềm năng.

Đến nay, khi xã hội càng trở nên phát triển, các doanh nghiệp cũng không ngừng thay đổi và cập nhật những công nghệ hiện đại nhất để có thể thay thế những thiết bị đã lỗi thời không thể đáp ứng được kỹ thuật nâng cao hiện tại. Chính bởi những điều này sẽ khiến ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến việc cắt giảm các chi phí. Vậy nên nếu không đưa ra được một chiến lược về giá dựa vào thực tế cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ khiến cho việc kinh doanh trở nên thua lỗ trong khoảng thời gian dài và phải đối mặt với nguy cơ phá sản cao.

Chiến lược cạnh tranh về giá cả

2. Chiến lược cạnh tranh – Tập trung phân biệt

Hiểu một cách đơn giản, chiến lược tập trung phân biệt trong Marketing là các nhà Marketer sẽ thực hiện xây dựng một bản kế hoạch kinh doanh chỉ nhắm tới một phân khúc khách hàng nhằm đáp ứng đầy đủ những yêu cầu riêng biệt đến từ nhóm khách hàng đó. Thay vì chỉ tập trung vào nhiều nhóm đối tượng khách hàng khác nhau, chiến lược cạnh tranh này sẽ nhắm đến một thị trường cụ thể với những dịch vụ/sản phẩm có tính độc đáo, khác biệt mà những đối thủ cạnh tranh khác không có.

Chiến lược này có thể phân khúc ra những thị trường nhỏ hơn nhưng nó sẽ đem đến sự khác biệt cao nhằm mục đích cuối cùng là có thể hướng đến những khách hàng trọng tâm và gia tăng doanh số.

Bản chất của chiến lược cạnh tranh tập trung phân biệt trong Marketing là giúp thu hẹp thị trường, chính bởi vậy chi phí sản xuất cũng được thấp hơn so giúp đáp ứng tốt những nhu cầu của các phân khúc khách hàng cụ thể.

3. Chiến lược cạnh tranh – Tập trung chi phí

Chiến lược cạnh tranh – Tập trung chi phí

Chiến lược cạnh tranh này có nhiều điểm gần tương tự như những chiến lược dẫn đầu chi phí. Bản chất của chiến lược này đó là các doanh nghiệp chỉ tập trung vào một phân khúc thị trường và luôn giữ được một mức chi phí thấp nhất trong các phân khúc thị trường để doanh nghiệp có thể cung cấp các sản phẩm với mức giá thấp nhất. Mục đích của những doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược tập trung vào chi phí này giúp gia tăng nhận thức của khách hàng về thương hiệu và có thể thỏa mãn được nhu cầu thiết yếu của người tiêu dùng.

4. Chiến lược cạnh tranh về sự khác biệt hóa

Hiện nay, có khá nhiều các doanh nghiệp kinh doanh những dịch vụ và sản phẩm khác nhau. Việc xây dựng chiến lược này sẽ giúp doanh nghiệp có thể phát huy được những đặc tính riêng của sản phẩm, giúp những người tiêu dùng thông thái có thể nhìn nhận được sự mới mẻ trong sản phẩm mà doanh nghiệp đang hướng đến nhằm mục đích vượt qua được các đối thủ khác ở trên thị trường.

Nguồn Mona

Những khóa học tại First & One giúp bạn marketing hiệu quả:

Ưu đãi học phí, áp dụng tới hết 31/12/2022.

  • Ưu đãi 50% học phí dành cho Sinh viên/Mới tốt nghiệp các trường Đại học, Cao Đẳng, THCN.
  • Ưu đãi 30% học phí cho học viên đăng ký theo nhóm từ 3 người trở lên.
  • Ưu đãi 40% học phí cho công ty đăng ký cho nhân viên học tập từ 5 người trở lên

Chia sẻ ngay

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Bài viết liên quan
Ưu điểm và nhược điểm của blog marketing là gì?
Ưu điểm và nhược điểm của Blog Marketing
Blog marketing – một hình thức quảng bá sản phẩm trên nền tảng online hiệu...
Tính năng bảo mật dữ liệu người dùng của Apple
Cập nhật ngay xu hướng Content Marketing sẽ bùng nổ trong năm 2023
Content Marketing được tạo ra với mục đích thu hút đúng đối tượng độc giả mục tiêu...
Amazon thường xuyên đăng tải những nội dung liên quan đến nhân viên trên toàn thế giới
Chia sẻ kinh nghiệm xây dựng thương hiệu trên LinkedIn từ 3 doanh nghiệp lớn nhất
LinkedIn là mạng xã hội chuyên nghiệp với hơn 660 triệu người dùng trên toàn thế...
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x